Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Kinh nguyệt nhiều hay ít đều có hại


Lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.

Chu kì kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày "đèn đỏ" nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Ngoài ra, kinh nguyệt nhiều hay ít còn có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffeine, nước ngọt có ga…

Điều quan trọng là chu kì kinh nguyệt của chị em phải đều và không có dấu hiệu bất thường như chậm kinh, rút ngắn kì kinh, máu kinh có mùi hôi...

Tuy nhiên, một vấn đề khác liên quan đến kinh nguyệt mà chị em cũng cần hết sức lưu ý là: lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.

- Kinh nguyệt quá ít: Thời gian “đèn đỏ” dưới 3 ngày hoặc lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml được coi là có lượng kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như thiếu máu, bệnh gan, tiểu đường, sán hút máu, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung...

- Kinh nguyệt quá nhiều: Lượng kinh nguyệt quá nhiều là lượng kinh nguyệt ra hàng tháng vượt quá 100ml hoặc thời gian “đèn đỏ” kéo dài quá 7 ngày. Nếu tình trạng kinh nguyệt quá nhiều liên tục xuất hiện thì chị em cần cảnh giác, vì nó có thể là do những rắc rối bên trong cơ quan sinh sản, ví dụ như màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do các căn bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung… gây nên.

Ngoài ra, kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể do bệnh ở các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu… hoặc do vệ sinh "vùng kín" chưa tốt trong thời gian “đèn đỏ”, tinh thần căng thẳng…

- Kinh nguyệt tháng nhiều tháng ít: Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường như thế này, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan…

Các bạn nên tìm hiểu rõ về vấn đề kinh nguyệt để giữ gìn sức khỏe sinh sản cho mình nhé!

Tổng hợp từ Internet
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2014 by Bụng kinh khang - Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh ∙ Templated by Điều hòa kinh nguyệt.
Đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt