Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Có nên dùng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt không?


Kinh nguyệt không đều đã không còn là một triệu chứng hiếm gặp ở nữ giới. Thông thường, những trường hợp này nữ giới sẽ được chỉ định sử dụng thuốc viên tránh thai kết hợp để giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, cũng giống như mọi loại thuốc khác, nếu quá lạm dụng có thể gây những hậu quả ngược.

Một buổi sáng cuối tuần, Thúy (18 tuổi, Hưng Yên) được mẹ dẫn tới Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội khám phụ khoa. Hai mẹ con ngồi khá lâu mới tới lượt mình vào khám do ngày cuối tuần lượng bệnh nhân của trung tâm đông hơn thường ngày.

Chia sẻ về tình trạng bệnh của con gái mình, chị Thu cho biết: “Thúy có kinh từ năm 13 tuổi. Mới đầu, chu kỳ kinh nguyệt của cháu rất đều. Nhưng kể từ khi lên cấp 3, không biết có phải do áp lực học hành, thi cử căng thẳng hay không mà cháu thường xuyên bị chậm kinh, có khi lên tới cả tháng. Tôi có mua thuốc điều hòa kinh nguyệt Cao Ích mẫu cho cháu uống nhưng không khá hơn là mấy. Ra tiệm thuốc, bác sĩ tư vấn dùng thuốc tránh thai uống có thể giúp điều hòa kinh nguyệt nên tôi mua cho con uống thử. Kinh nguyệt của cháu đều hơn hẳn. Tuy nhiên khi không uống thì kinh nguyệt lại thất thường, có tháng không có. Tôi vẫn duy trì cho cháu dùng như thế hơn nửa năm. Thấy thuốc không còn nhiều tác dụng, tôi tự ý tăng gấp đôi liều lượng cho con uống nhưng không mấy khả quan. Lần này cho dù đã uống thuốc nhưng cháu vẫn chậm kinh 2 tháng.”

Theo tìm hiểu, đã có rất nhiều trường hợp sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt giống như câu chuyện của bệnh nhân Thúy trên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dùng thuốc tránh thai chỉ có thể tạo kinh "nhân tạo" cho những phụ nữ có vòng kinh không đều. Nếu chị em phụ nữ quá lạm dụng có thể làm thành tử cung co lại, niêm mạc mỏng đi, sinh đẻ sẽ khó khăn.

Những trường hợp thường xuyên bị kinh nguyệt không đều có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết, điển hình như: Lông tay, lông chân, kể cả lông ở mặt, ria mép, các vùng kín dày bất thường. Người nổi mụn nhiều ở mặt, lưng, trán, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt. Những chị em sau sinh con đầu, bị béo, người ục ịch, tăng cân nhanh.

Bác sĩ phụ khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết, kinh nguyệt không đều ở nữ giới do rất nhiều nguyên nhân, tùy từng nguyên nhân, thể trạng cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Ví như phụ nữ bị hội chứng Turner sẽ được dùng hoóc môn sinh dục để tạo chu kỳ kinh "nhân tạo" (giúp người đó có thể duy trì vòng kinh như phụ nữ bình thường, phát triển các đặc tính sinh dục, có thể lấy chồng, sinh hoạt tình dục nhưng không thể có con), người có vòng kinh thất thường sẽ cho dùng thuốc tránh thai để "mồi" cho kinh nguyệt đi theo chu kỳ hàng tháng; hoặc những phụ nữ muốn kéo dài tuổi mãn kinh cũng có thể dùng một số thuốc nội tiết.

Việc lạm dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Vậy nên, khi gặp rắc rối về chu ky kinh nguyệt nói riêng cũng như bệnh phụ khoa nói chung, chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không nên tự chữa, tự thay đổi liều lượng thuốc vì có thể gây hậu quả ngược.

Tổng hợp từ Internet
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2014 by Bụng kinh khang - Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh ∙ Templated by Điều hòa kinh nguyệt.
Đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt